Bài đăng

Phòng tránh các bệnh hô hấp khi thời tiết lạnh

Hình ảnh
Bình thường khi hít thở, không khí được sưởi ấm và lọc sạch một phần bởi niêm mạc đường hô hấp trên như: niêm mạc mũi-họng, trước khi đi vào đường hô hấp dưới (khí, phế quản, phế nang). Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, bộ phận hô hấp đầu tiên bị ảnh hưởng là đường hô hấp trên gây nên viêm mũi, họng, xoang... từ đó, nhiễm trùng có thể lan xuống đường hô hấp dưới gây viêm khí, phế quản và phổi rất nguy hiểm. Đường hô hấp dưới (từ phía dưới thanh quản trở xuống đến phế nang) thường là vô khuẩn, vì nó chứa 2 loại kháng thể là IgA và IgG, 2 kháng thể này có tác dụng: diệt vi khuẩn, siêu vi khuẩn, khử độc tố của chúng. Cơ chế bảo vệ này giúp cho cơ thể nói chung, đặc biệt là niêm mạc đường hô hấp dưới nói riêng không bị nhiễm lạnh. Nếu bị nhiễm lạnh thì 2 loại kháng thể IgA và IgG giảm và mất hiệu lực, lúc này các loại vi khuẩn và siêu vi khuẩn từ đường hô hấp trên tràn xuống và gây viêm nhiễm đường hô hấp dưới, phát sinh các bệnh viêm thanh quản, viêm khí phế quản và viêm phổi. Để phòng tránh các

Khi trẻ em uống nhầm

Hình ảnh
Có nhiều loại hóa chất được dùng trong gia đình như các loại xà phòng tắm, dầu gội đầu, hóa chất giặt tẩy, nước javen… Vì vậy các tai nạn ngộ độc do uống phải hóa chất cũng trở thành thường gặp. Ngộ độc hóa chất gia dụng xảy ra ở trẻ em đa số là do uống nhầm. Triệu chứng, dấu hiệu ngộ độc Các biểu hiện tiêu hóa: Đau họng miệng, đau bụng, buồn nôn và nôn, môi lưỡi đỏ sung huyết, phồng rộp, trượt niêm mạc… Đau khu trú vùng thượng vị, mũi ức hoặc đau lan tỏa khắp bụng. Các biểu hiện của hệ hô hấp: Khó thở, thở nhanh nông, tím quanh môi, cánh mũi phập phồng, co kéo hõm ức là các biểu hiện của suy hô hấp. Ngoài ra có thể nghe thấy tiếng thở rít do co thắt thanh quản. Hệ tuần hoàn: Có thể có tình trạng sốc do giảm thể tích, do đau hoặc do quá sợ, khi bị sốc sẽ thấy da bệnh nhân tái lạnh, nhợt nhạt, ẩm, có khi nổi các vân tím. Mạch quanh nhanh nhỏ khó bắt. Thần kinh: Nạn nhân có thể bị rối loạn ý thức, sảng, suy sụp, hôn mê. Với trẻ nhỏ có thể hốt hoảng la khóc, nhưng cũng có thể li bì hôn m

Những lợi ích bất ngờ của ánh nắng đối với sức khỏe

Hình ảnh
Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến ung thư da nhưng lại giảm nguy cơ phát triển các loại ung thư khác. Theo một bài báo khoa học đăng trên tạp chí Environmental Health Perspectives, những người sống ở các vĩ độ cao có nguy cơ mắc các loại ung thư vú, buồng trứng, đại tràng, tuyến tụy, tuyến tiền liệt và ung thư khác cao hơn so với những người sống ở vĩ độ thấp. Tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời giúp điều hòa huyết áp. Cải thiện giấc ngủ Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào ban ngày sẽ giúp nhịp sinh học hoạt động đúng hướng và làm tăng nồng độ serotonin, từ đó giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, tận hưởng một giấc ngủ sâu hơn và thức dậy tươi tỉnh hơn. Có lợi cho bệnh nhân Alzheimer Nghiên cứu lâm sàng cho thấy tiếp xúc ánh sáng với đầy đủ các mức độ phổ quang suốt cả ngày đầy đủ kết hợp với bóng tối ban đêm có thể giúp cải thiện một số khía cạnh nào đó của bệnh Alzheimer như giảm kích động, tăng cường giấc ngủ, giảm mất ngủ

Những tác hại đáng sợ từ thói quen sử dụng chun buộc tóc

Hình ảnh
Nhập viện vì đeo chun buộc tóc ở cổ tay Mới đây, một bệnh nhân người Mỹ tên Audree Kopp nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng và buộc phải phẫu thuật do thường xuyên đeo chun buộc tóc ở cổ tay. WLKY đưa tin, thói quen đeo chun buộc tóc lên tay khiến Audree Kopp bị nhiễm trùng nặng. Kopp bị sưng cổ tay trong khi chuyển nhà, nghĩ bị nhện cắn nên đến bệnh viện xin thuốc kháng sinh. Vết sưng ngày càng to và đỏ tấy, Kopp quay lại bệnh viện và hốt hoảng khi bác sĩ chẩn đoán bị nhiễm vi khuẩn từ chiếc chun buộc tóc kim tuyến hay đeo ở cổ tay. Câu chuyện của Kopp thu hút sự quan tâm của cộng đồng bởi rất nhiều thiếu nữ có thói quen giống cô. Ảnh minh họa. Kopp sau đó đã được phẫu thuật kịp thời và tránh được hiện tượng nhiễm trùng. "Bạn không thể đeo các loại chun buộc tóc lên tay vì chúng sẽ dẫn đến các vấn đề da liễu", bác sĩ điều trị cho Kopp là Amit Gupta cho biết. Vi khuẩn từ dây buộc tóc đã qua lỗ chân lông tấn công cơ thể nữ bệnh nhân, gây ra 3 loại nhiễm trùng. Đây không phả

Vàng da ở trẻ sơ sinh

Hình ảnh
Vàng da sơ sinh là do tăng bilirubin gián tiếp rất hay gặp, chiếm 25 - 30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng. Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên nhưng nguy hiểm nhất là trong 2 tuần đầu. Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ (vàng da sinh lý) nhưng cũng có thể tiến triển nặng (vàng da bệnh lý). Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời. Thế nào là vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh? Ở trẻ đủ tháng, bình thường thì vàng da được coi là sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi. Hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Mức độ vàng da nhẹ (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn). Vàng da đơn thuần, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ...). Nồng độ bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và k

Cách phòng ngừa bệnh tay-chân

Hình ảnh
Báo Sức khỏe&Đời sống cung cấp đến bạn đọc những hỏi đáp về bệnh tay chân miệngTCM và cách phòng ngừa. Bệnh TCM là gì? Bệnh TCM là một bệnh nhiễm virut cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bệnh phổ biến ở nhiều nước châu Á. Rửa tay thường xuyên với xà phòng. Bệnh Tay chân miệng xảy ra ở đâu? Trên thế giới, bệnh TCM có thể xảy ra nhỏ lẻ hoặc bùng phát thành dịch. Ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, dịch thường xảy ra quanh năm. Bệnh TCM xảy ra vài năm một lần tại các khu vực khác nhau trên thế giới. Trong những năm gần đây, dịch xảy ra nhiều hơn tại châu Á. Các nước ghi nhận số trường hợp mắc bệnh TCM cao bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam. Nguyên nhân của bệnh TCM? Bệnh TCM gây ra do các loại viru

Công dụng của nếp cẩm với phụ nữ

Hình ảnh
Gạo nếp cẩm là loại thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các món ăn được chế biến từ gạo nếp như xôi, chè, bánh nhưng khi ăn gạo nếp cẩm, bạn có bao giờ nghĩ mình đang hấp thụ vào cơ thể một bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả chưa? Trong y học cổ truyền, gạo nếp nói chung có tính ấm, vị ngọt, bổ trung ích khí, dùng chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng, đặc biệt gạo nếp cẩm còn rất tốt cho máu huyết và tim mạch. Bổ máu 200 g cơm nếp đã nấu chín có chứa 169 calories; 3,5 g protein; 37 carbohydrate; 1,7 chất xơ; 9,7 cmg selenium và 0,33 gr chất béo, những loại chất này đặc biệt tốt cho máu, nhất là protein. Trong những loại nếp thường thấy thì đặc biệt có loại nếp cẩm còn được gọi là "bổ huyết mễ" có chứa hàm lượng protein cao hơn 6,8%, chất béo cao hơn 20% cùng 8 loại axit amin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Do đó, góp phần lớn trong việc bảo vệ và mang đến giá trị sức khỏe cho cơ thể p